Açıklama
Thiền Tông là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất, không cần trải qua nhiều thứ lớp tuần tự như giáo môn (tu theo kinh điển Phật thuyết). Con đường của Thiền Tông từ nghi đến ngộ, nghi nhỏ ngộ nhỏ, nghi lớn ngộ lớn, có nghi có ngộ, không nghi không ngộ. Vậy nghi là gì?
Nghi là trạng thái của tâm được phát khởi do sự "đụng chạm" giữa không hiểu không biết và muốn hiểu muốn biết. Nói cách khác, nghi tức là tình trạng không hiểu không biết, được phát khởi do có sự thắc mắc về một vấn đề, một sự vật, hiện tượng. Thắc mắc thường được diễn đạt bằng cách hỏi như: "Tại sao như vậy?", "là cái gì?", "là ai?", "ra sao?", "chỗ nào?" v.v... Theo ngài Lai Quả thiền sư, ví dụ như tham câu: "Khi chưa có trời đất ta là cái gì?", chẳng biết mình là cái gì, muốn rõ bổn lai diện mục của mình mà không hiểu được thì phải sanh khởi thắc mắc tại sao muốn hiểu mà hiểu không được. Lúc ấy trong tâm tự nhiên móng khởi nghi tình. Có nghi tình tức là tham thiền vậy. Thiền tông rất coi trọng cái nghi này, cũng gọi là Nghi Tình ("Tình" nghĩa là tình trạng). Cần lưu ý thêm về chánh nghi và hồ nghi. Chánh nghi là chỉ cho thuần túy không hiểu không biết mà không cho suy nghĩ, giải thích, tìm hiểu, nghiên cứu. Muốn vậy, hãy đề lên câu thoại đầu như "Khi chưa có trời đất, ta là cái gì?" cảm thấy không hiểu không biết, chẳng rõ mình là cái gì, thì cứ ở trong tình trạng đó mà hỏi mãi, hỏi hoài. Hồ nghi là suy...